Thành lập công ty để mua bán khoản nợ xấu - 1,3 triệu tỷ.
Thông thường chúng ta thành lập doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến 3 khía cạnh chính trong kinh doanh của các doanh nghiệp:
1. Sản xuất hàng hóa để bán cho người tiêu dùng (có thể bán trong nước hoặc xuất khẩu).
2. Đăng ký kinh doanh công ty để cung cấp các dịch vụ cho cá nhân tổ chức trong xã hội.
3. Tổ chức hệ thống phân phối để kinh doanh thương mại(hoạt động thương mại).
Ba lĩnh vực trên là những lĩnh vực kinh doanh cơ bản của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.trong bất kỳ mô hình kinh tế nào. Không kể “tư bản” hay “xã hội chủ nghĩa”.
Tuy nhiên, gần đây một ý tưởng được Chính phủ, cụ thể là Ngân hàng nhà nước đưa ra đó là thành lập công ty để mua bán nợ.
Khoản nợ cần được mua bán ở đây là nợ xấu của các tổ chức tín dụng do các công ty chủ yếu là các công ty nhà nước vay để kinh doanh. Các khoản nợ xấu này đang là nguy cơ đổ vỡ đối với các tổ chức tín dụng. Nếu không được xử lý tốt rất có thể gây nên sự đổ vỡ về hệ thống. Do đó câu hỏi "hắc búa" được đặt ra cho các ngân hàng thương mại nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung là làm thế nào để xử lý “êm” các khoản nợ xấu. Điều này không hề đơn giản. Bởi nguyên nhân sâu xa của các khoản nợ xấu là giá trị của các tài sản đã bị “thổi” và đã trở thành "bong bóng tài sản" của nền kinh tế. Cụ thể hơn là giá bất động sản, (một loại tài sản thường được các tổ chức tín dụng dùng làm tài sản để bảo đảm cho các khoản tín dụng), đã được đẩy lên một cách cự kỳ vô lý do nhu cầu kỳ vọng của các nhà đầu cơ bất động sản cộng với sự gia tăng của nguồn tín dụng trong những năm gần đây. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước tổng nợ xấu của lĩnh vực bất động sản hiện nay khoảng 1,3 triệu tỷ đồng. Để đưa khoản nợ xấu này về một trạng thái an toàn các tổ chức tín dụng và các bên liên quan cần một nguồn tiền để dự phòng "lót đường" nhằm đưa giá của bất động sản dần dần trở về với giá trị thực, đồng thời các ngân hàng cũng có khả năng “hạ cánh” một cách an toàn khi các khoản nợ xấu được giải quyết. Muốn làm như vậy cần phải có phương thức hữu hiệu để huy động nguồn tài chính cần có từ các nguồn vốn giá rẻ trong nước thay vì việc đi vay tiền ở nước ngoài hoặc in thêm tiền. Do vậy, ý tưởng thành lập công ty để mua bán nợ đã ra đời. Tuy nhiên, ý tưởng này đang bị các chuyên gia kinh tế phản biện mạnh mẽ để chỉ ra những chi tiết cụ thể của phương án: như thành lập doanh nghiệp loại gì? Thành lập công ty của tư nhân hay của nhà nước? Hình thức quản lý công ty này ra sao? Nhà nước kiểm soát nó thông qua công cụ gì? Đăng ký kinh doanh cho công ty này ra sao? Nó có phải là là một hiện tượng độc quyền nhà nước hay không…
Các chuyên gia sẽ còn phải tranh luận rất nhiều về một đề án gây tranh cãi này. Nói gây tranh cãi bởi có ý kiến cho rằng các “đại gia” sẽ là người được cứu trong “sự vụ” này. Còn người dân lại là người gánh chịu các khoản nợ này nếu đề án đi vào thất bại. Nó chẳng khác gì việc thành lập các tập đoàn nhà nước trước đây. Cái khác có chăng chỉ là việc thành lập công ty để chuyển nguồn tiền của nhà nước (có được từ việc thu thuế) sang cho các ngân hàng và tiếp theo là cho các “đại gia” bất động sản.
1. Sản xuất hàng hóa để bán cho người tiêu dùng (có thể bán trong nước hoặc xuất khẩu).
2. Đăng ký kinh doanh công ty để cung cấp các dịch vụ cho cá nhân tổ chức trong xã hội.
3. Tổ chức hệ thống phân phối để kinh doanh thương mại(hoạt động thương mại).
Ba lĩnh vực trên là những lĩnh vực kinh doanh cơ bản của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.trong bất kỳ mô hình kinh tế nào. Không kể “tư bản” hay “xã hội chủ nghĩa”.
Tuy nhiên, gần đây một ý tưởng được Chính phủ, cụ thể là Ngân hàng nhà nước đưa ra đó là thành lập công ty để mua bán nợ.
Khoản nợ cần được mua bán ở đây là nợ xấu của các tổ chức tín dụng do các công ty chủ yếu là các công ty nhà nước vay để kinh doanh. Các khoản nợ xấu này đang là nguy cơ đổ vỡ đối với các tổ chức tín dụng. Nếu không được xử lý tốt rất có thể gây nên sự đổ vỡ về hệ thống. Do đó câu hỏi "hắc búa" được đặt ra cho các ngân hàng thương mại nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung là làm thế nào để xử lý “êm” các khoản nợ xấu. Điều này không hề đơn giản. Bởi nguyên nhân sâu xa của các khoản nợ xấu là giá trị của các tài sản đã bị “thổi” và đã trở thành "bong bóng tài sản" của nền kinh tế. Cụ thể hơn là giá bất động sản, (một loại tài sản thường được các tổ chức tín dụng dùng làm tài sản để bảo đảm cho các khoản tín dụng), đã được đẩy lên một cách cự kỳ vô lý do nhu cầu kỳ vọng của các nhà đầu cơ bất động sản cộng với sự gia tăng của nguồn tín dụng trong những năm gần đây. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước tổng nợ xấu của lĩnh vực bất động sản hiện nay khoảng 1,3 triệu tỷ đồng. Để đưa khoản nợ xấu này về một trạng thái an toàn các tổ chức tín dụng và các bên liên quan cần một nguồn tiền để dự phòng "lót đường" nhằm đưa giá của bất động sản dần dần trở về với giá trị thực, đồng thời các ngân hàng cũng có khả năng “hạ cánh” một cách an toàn khi các khoản nợ xấu được giải quyết. Muốn làm như vậy cần phải có phương thức hữu hiệu để huy động nguồn tài chính cần có từ các nguồn vốn giá rẻ trong nước thay vì việc đi vay tiền ở nước ngoài hoặc in thêm tiền. Do vậy, ý tưởng thành lập công ty để mua bán nợ đã ra đời. Tuy nhiên, ý tưởng này đang bị các chuyên gia kinh tế phản biện mạnh mẽ để chỉ ra những chi tiết cụ thể của phương án: như thành lập doanh nghiệp loại gì? Thành lập công ty của tư nhân hay của nhà nước? Hình thức quản lý công ty này ra sao? Nhà nước kiểm soát nó thông qua công cụ gì? Đăng ký kinh doanh cho công ty này ra sao? Nó có phải là là một hiện tượng độc quyền nhà nước hay không…
Các chuyên gia sẽ còn phải tranh luận rất nhiều về một đề án gây tranh cãi này. Nói gây tranh cãi bởi có ý kiến cho rằng các “đại gia” sẽ là người được cứu trong “sự vụ” này. Còn người dân lại là người gánh chịu các khoản nợ này nếu đề án đi vào thất bại. Nó chẳng khác gì việc thành lập các tập đoàn nhà nước trước đây. Cái khác có chăng chỉ là việc thành lập công ty để chuyển nguồn tiền của nhà nước (có được từ việc thu thuế) sang cho các ngân hàng và tiếp theo là cho các “đại gia” bất động sản.
Luật sư Hoàng Đức Anh - Luật Á Đông
0 nhận xét:
Đăng nhận xét