Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Thành lập công ty – 5 điều cần lưu ý

Thành lập công ty – 5 điều cần lưu ý

Bạn muốn thành lập công ty để thực hiện một dự án kinh doanh trong một lĩnh vực mà bạn thấy mình có tiềm năng? Đó là một mong muốn chính đáng và được khuyến khích. Tuy nhiên, liệu bạn đã lường hết những vấn đề, những khó khăn sẽ nảy sinh sau khi bạn đã thành lập công ty. Sau đây các luật sư của Công ty Luật Á Đông sẽ liệt kê 10 vấn đề bạn cần tự thẩm định hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi quyết định đăng ký kinh doanh cho công ty mà bạn dự định thành lập:
1.    Bạn đã thực sự nắm vững những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mà công ty bạn định kinh doanh hay chưa?
Điều này vô cùng quan trọng bởi mọi người chỉ thành công khi vận hành một tổ chức kinh doanh khi họ thực sự là chuyên gia về lĩnh vực đó. Nếu không đảm bảo được yếu tố này, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện sự án của mình. Và rất có thể công ty của bạn sẽ đứng trên bờ phá sản không bao lâu sau khi được đăng ký kinh doanh.
2.    Bạn đã có những kiến thức pháp luật liên quan đến việc tổ chức, vận hành và phát triển một doanh nghiệp chưa?
Điều này rất quan trọng, nếu bạn biết Bầu Kiên đang bị điều tra bởi những sai sót về mặt pháp lý khi thực hiện một số hành vi kinh doanh mà pháp luật cấm. Điều đó cũng có nghĩa là nếu bạn không nắm vững về pháp luật hoặc không có đội ngũ tư vấn pháp luật bên cạnh thì rất có thể một ngày nào đó bạn phải đối mặt với những bộ mặt sắc lạnh của các cán bộ điều tra hoặc Viện kiểm sát chỉ bởi những hoạt động kinh doanh của mình vi phạm pháp luật dù vô tình hay hữu ý.
3.    Bạn đã có những kiến thức về quan hệ xã hội chưa, nói cách khác bạn đã có kinh nghiệm quản lý nhân sự chưa?
Đây là chân kiềng quan trọng thứ ba để doanh nghiệp của bạn đứng vững và phát triển. Công ty là một tổ chức, một tập thể những con người, mà mỗi người có một tính nết, cá tính, thói quen khác nhau. Khi lãnh đạo tập thể đó bạn cần là một chuyên gia giỏi trong việc xử lý các quan hệ xã hội, nếu không trật tự trong doanh nghiệp sẽ không được thiết lập, hiệu quả công việc không cao và thành lập doanh nghiệp xong bạn sẽ đau đầu lắm đấy!
4.    Bạn đã có kiến thức về huy động, quản lý và sử dụng đồng tiền (tài chính) chưa?
Nếu chưa có bạn nên đi học và tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức thêm. Nếu không rất có thể sau khi đăng ký kinh doanh xong một thời gian bạn sẽ không biết tiền mình đang nằm ở đâu? Đang chạy như thế nào và bao giờ thì quay về túi mình chứ đừng mong rằng tiền sẽ đẻ ra lợi nhuận cho bạn.
5.    Bạn đã có kiến thức về marketing chưa?
Nếu chưa có bạn phải nỗ lực học điều này đấy. Kinh doanh có nghĩa là bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Bạn phải là chuyên gia giỏi trong việc thu hút khách hàng để khách hàng biết đến mình hoặc thậm chí phải sáng tạo rất nhiều trong việc chủ động marketing hàng hoá, dịch vụ của mình tới khách hàng. Bạn sẽ luôn đi sau nếu không có những kiến thức chuyên sâu về marketing  đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cùng kinh doanh trong cùng một lĩnh vực. Do vậy khi thành lập công ty xong bạn nên trau dồi và bổ sung những kiến thức về marketing nếu bạn chưa giỏi.
Luật sư Hoàng Đức Anh, Công ty Luật Á Đông

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Thành lập công ty kinh doanh lữ hành

Thành lập công ty kinh doanh lữ hành - 6 điều cần biết

Câu hỏi: Hiện nay gia đình tôi đang làm một số dịch vụ đưa khách đi chùa Hương như vận tải, chèo thuyền, sắp lễ…một số khách đi chùa là các tổ chức yêu cầu chúng tôi phải cấp hóa đơn đỏ khi thanh toán tiền. Do vậy, gia đình chúng tôi muốn thành lập công ty để có hóa đơn đỏ cung cấp cho khách hàng. Xin công ty Luật Á Đông cho biết để thành lập doanh nghiệp để thực hiện các dịch vụ nói ở trên, chúng tôi cần phải làm gì và luật pháp có quy định điều kiện gì để kinh doanh ngành nghề đăng ký kinh doanh này không?
Trả lời: Về câu hỏi của bạn Các luật sư của chúng tôi xin trả lời như sau:
Ngành nghề mà gia đình bạn đang cung cấp cho người đi lễ thuộc các dịch vụ nằm trong lĩnh vực du lịch, lữ hành.
Đúng như bạn nói để có hóa đơn đỏ cấp cho khách hàng, bạn cần thành lập công ty trong đó có đăng ký kinh doanh lĩnh vực lữ hành. Về ngành nghề này có mấy điểm đáng chú ý sau:
Trước tiên, đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Có nghĩa là để được hoạt động kinh doanh ngành nghề này, các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, tuy đây là ngành nghề kinh doanh  điều kiện, nhưng  là điều kiện sau đăng ký kinh doanh. Tức là điều kiện này chỉ phải đáp ứng khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thực tế, chứ khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, các chủ thể kinh doanh chưa cần phải đáp ứng.
Thứ ba, ngành nghề kinh doanh lữ hành, du lịch chia thành hai mảng với hai loại điều kiện khac nhau: Là kinh doanh lữ hành nội địa (còn gọi là inbound) và kinh doanh lữ hành quốc tế (còn gọi là outbound). Khi thực hiện kinh doanh đối với từng loại hình cụ thể doanh nghiệp (công ty) cần đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định tương ứng cho loại hình đó.
Thứ ba, thành lập công ty để kinh doanh dịch vụ lữ hành, công ty cần phải ký quỹ một khoản tiền vào ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Theo đó khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh trong mảng lữ hành nội địa doanh nghiệp cần ký quỹ số tiền là 50 triệu đồng. Đối với mảng lữ hành quốc tế, doanh nghiệp cần ký quỹ 250 triệu đồng.
Thứ tư, để nhận được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp thực hiện kinh doanh dịch vụ lữ hành, sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần có phương án kinh doanh cụ thể về hoạt động kinh doanh đang dự kiến hoạt động để trình hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Thứ năm, các thành viên công ty hoặc nhân viên chủ chốt trong công ty cần có thẻ hướng dẫn viên du lịch( ít nhất hai người )
Thứ sáu, hồ sơ thành lập công ty bao gồm:
-    Điều lệ công ty;
-    Giấy đề nghị thành lập công ty;
-    Danh sách công ty;
-    Bản sao Giấy chứng minh nhân dân (bản chứng thực) của các thành viên (cổ đông) công ty;
-    Phương án kinh doanh lữ hành (nội địa hoặc quốc tế);
-    Xác nhận ký quỹ;
-    Bản phô tô có chứng thực Thẻ hướng dẫn viên của nhân viên trong công ty.
Luật sư Hoàng Đức Anh – Công ty Luật Á Đông

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Thành lập công ty Chuyển Phát nhanh

Bạn Nguyễn Văn Luận (luan.vnpost@gmail.com) gửi đến Công ty Luật Á Đông câu hỏi như sau:
Kính gửi công ty Luât Á Đông
Xin quý công ty tư vấn giúp tôi về thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh
Trả lời: Rất cám ơn bạn đã quan tâm đến Công ty Luật Á Đông và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Để đươc kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh hay nói chính xác là dịch vụ bưu chính bạn phải trải qua hai bước:
Thứ nhất: Thành lập công ty với ngành nghề bưu chính tại sở kế hoạch và đầu tư
Điều kiện để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ Bưu chính:
- Vốn tối thiểu là 2 tỷ đồng đối với dịch vụ Bưu chính nội tỉnh, liên tỉnh
- Vốn tổi thiểu là 5 tỷ đối với dịch vụ Bưu chính quốc tế.
Hồ sơ thành lập công ty gồm có:
1. Giấy đề nghị thành lập công ty;
2. Dự thảo điều lệ công ty;
3. Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần), Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2TV trở lên).
4. Bản sao chứng thức chứng minh thư hoặc hộ chiếu các cổ đông (đối với công ty cổ phần), các thành viên (đối với công ty TNHH 2TV trở lên), Người đại diện theo pháp luât, chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1TV).
Thứ hai: Xin cấp Giấy phép bưu chính tại Vụ Bưu chính - Bộ thông tin và truyền thông.
 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính gồm:
- Giấy đề nghị giấy phép bưu chính;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);
- Phương án kinh doanh;
- Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
- Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);
- Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
- Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
- Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
Quý khách muốn biết thêm chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hotline: 0904-253-822 (Ls. Hoàng Đức Anh)

Công ty Luật Á Đông cam kết sẽ cung cấp cho Quý khách dịch vụ
thành lập công ty và dịch vụ xin cấp Giấy phép bưu chính uy tín, chuyên nghiệp, chi phí hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc kinh doanh của khách hàng.

Căn cứ pháp lý:
- Luật Bưu chính số 49/2010/QH12;
- Nghị định 47/2011/NĐ-CP, ngày 17/06/2011 Quy định chi thiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính.

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Hậu thành lập công ty - Tư vấn thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của công ty

Sau khi thành lập công ty cho các công ty,  Công ty Luật Á Đông sẽ cung cấp các dịch vụ tiếp theo khi công ty đi vào hoạt động. Trong đó có dịch vụ "Tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh". Dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi các nội dung của trong Giấy chứng nhận doanh nghiệp của quý Công ty, chúng tôi tư vấn các điều kiện và hỗ trợ quý khách thực hiện việc thủ tục thay đổi này cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của quý khách và quy định của Pháp luật Việt Nam.
Nội dung dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm:

1. Tư vấn các nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp:

- Tư vấn thay đổi tên công ty;

- Tư vấn thay đổi địa chỉ trụ sở chính;

- Tư vấn đăng ký thay đổi số điện thoại, Fax, Email, Website;

- Tư vấn thay đổi ngành nghề kinh doanh, gồm: bổ sung, rút, chỉnh sửa ngành nghề;

- Tư vấn thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, chức danh của đại diện theo pháp luật;

- Tư vấn tăng giảm vốn điều lệ của Công ty;

- Tư vấn thay đổi thành viên, cổ đông của công ty, các thông tin cá nhân của thành viên, cổ đông công ty;

2. Hồ sơ, tài liệu cần cung cấp:
  • Danh mục nội dung cần thay đổi, bổ sung;
  • Bản gốc đăng ký kinh doanh;
  • CMND phô tô có chứng thực (nếu bổ sung thành viên, cổ đông hoặc thay đổi thông tin thành viên, cổ đông, thay đổi người đại diện theo pháp luật).
  • Chứng chỉ hành nghề phô tô có chứng thực (nếu bổ sung ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề, ví dụ: kinh doanh dược phẩm, thiết kế công trình xây dựng...).
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định (nếu bổ sung ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định).
3. Công việc của Luật Á Đông:

a. Hoàn thành hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của Doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật, tư vấn hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, hướng dẫn doanh nghiệp ký và hoàn thiện hồ sơ trước khi nộp tới cơ quan chức năng.

b. Thực hiện công việc theo uỷ quyền:

  • Tiến hành nộp, rút, khiếu nại, nhận kết quả hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh;
  • Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo tiến trình xử lý hồ sơ đã nộp;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh;
  • Tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép sử dụng con dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan Công an có thẩm quyền (nếu có);
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Dấu Công ty.

Quý khách muốn biết thêm chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hotline: 0904-253-822 (Ls. Hoàng Đức Anh)

Công ty Luật Á Đông cam kết sẽ cung cấp cho Quý khách dịch vụ dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh uy tín, chuyên nghiệp, chi phí hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc kinh doanh của khách hàng.
Công ty Luật Á Đông

Thành lập công ty để mua bán khoản nợ xấu - 1,3 triệu tỷ.

Thành lập công ty để mua bán khoản nợ xấu - 1,3 triệu tỷ.

Thông thường chúng ta thành lập doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến 3 khía cạnh chính trong kinh doanh của các doanh nghiệp:
1.    Sản xuất hàng hóa để bán cho người tiêu dùng (có thể bán trong nước hoặc xuất khẩu).
2.    Đăng ký kinh doanh công ty để cung cấp các dịch vụ cho cá nhân tổ chức trong xã hội.
3.    Tổ chức hệ thống phân phối để kinh doanh thương mại(hoạt động thương mại).
Ba lĩnh vực trên là những lĩnh vực kinh doanh cơ bản của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.trong bất kỳ mô hình kinh tế nào. Không kể “tư bản” hay “xã hội chủ nghĩa”.
Tuy nhiên, gần đây một ý tưởng được Chính phủ, cụ thể là Ngân hàng nhà nước đưa ra đó là thành lập công ty để mua bán nợ.
Khoản nợ cần được mua bán ở đây là nợ xấu của các tổ chức tín dụng do các công ty chủ yếu là các công ty nhà nước vay để kinh doanh. Các khoản nợ xấu này đang là nguy cơ đổ vỡ đối với các tổ chức tín dụng. Nếu không được xử lý tốt rất có thể gây nên sự đổ vỡ về hệ thống. Do đó câu hỏi "hắc búa" được đặt ra cho các ngân hàng thương mại nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung là làm thế nào để xử lý “êm” các khoản nợ xấu. Điều này không hề đơn giản. Bởi nguyên nhân sâu xa của các khoản nợ xấu là giá trị của các tài sản đã bị “thổi” và đã trở thành "bong bóng tài sản" của nền kinh tế. Cụ thể hơn là giá bất động sản, (một loại tài sản thường được các tổ chức tín dụng dùng làm tài sản để bảo đảm cho các khoản tín dụng), đã được đẩy lên một cách cự kỳ vô lý do nhu cầu kỳ vọng của các nhà đầu cơ bất động sản cộng với sự gia tăng của nguồn tín dụng trong những năm gần đây. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước tổng nợ xấu của lĩnh vực bất động sản hiện nay khoảng 1,3 triệu tỷ đồng. Để đưa khoản nợ xấu này về một trạng thái an toàn các tổ chức tín dụng và các bên liên quan cần một nguồn tiền để dự phòng "lót đường" nhằm đưa giá của bất động sản dần dần trở về với giá trị thực, đồng thời các ngân hàng cũng có khả năng “hạ cánh” một cách an toàn khi các khoản nợ xấu được giải quyết. Muốn làm như vậy cần phải có phương thức hữu hiệu để huy động nguồn tài chính cần có từ các nguồn vốn giá rẻ trong nước thay vì việc đi vay tiền ở nước ngoài hoặc in thêm tiền. Do vậy, ý tưởng thành lập công ty để mua bán nợ đã ra đời. Tuy nhiên, ý tưởng này đang bị các chuyên gia kinh tế phản biện mạnh mẽ để chỉ ra những chi tiết cụ thể của phương án: như thành lập doanh nghiệp loại gì? Thành lập công ty của tư nhân hay của nhà nước? Hình thức quản lý công ty này ra sao? Nhà nước kiểm soát nó thông qua công cụ gì? Đăng ký kinh doanh cho công ty này ra sao? Nó có phải là là một hiện tượng độc quyền nhà nước hay không…
Các chuyên gia sẽ còn phải tranh luận rất nhiều về một đề án gây tranh cãi này. Nói gây tranh cãi bởi có ý kiến cho rằng các “đại gia” sẽ là người được cứu trong “sự vụ” này. Còn người dân lại là người gánh chịu các khoản nợ này nếu đề án đi vào thất bại. Nó chẳng khác gì việc thành lập các tập đoàn nhà nước trước đây. Cái khác có chăng chỉ là việc thành lập công ty để chuyển nguồn tiền của nhà nước (có được từ việc thu thuế) sang cho các ngân hàng và tiếp theo là cho các “đại gia” bất động sản.
Luật sư Hoàng Đức Anh - Luật Á Đông

Thành lập công ty và bản điều lệ công ty

Kính gửi Công ty Luật Á Đông. 

Tôi đang có ý định thành lập công ty để kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn thiết kế. Theo tôi được biết khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, trong hồ sơ phải có một bản điều lệ. Tôi muốn các luật sư giải thích giúp tôi: Điều lệ công ty có những nội dung gì?
Trả lời: Rất cám ơn bạn đã quan tâm đến Công ty Luật Á Đông và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Đúng như bạn nói khi thành lập công ty, các chủ doanh nghiệp (gồm các loại hình sau: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh, công ty cổ phần) phải lập một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh. Trong đó, tài liệu “cứng” gồm:  Điều lệ công ty, Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, danh sách cổ đông/thành viên công ty. Trong đó tài liệu cơ bản và khá quan trọng của hồ sơ là Điều lệ công ty. Mặc dù Luật doanh nghiệp không định nghĩa Điều lệ công ty là gì, nhưng có thể “Khái niệm hóa” như sau: Điều lệ công ty là một tập hợp các thỏa thuận giữa các thành viên/cổ đông công ty về các nội dung liên quan đến tổ chức hoạt động, nội dung kinh doanh, các cơ quan và cơ chế hoạt động của từng cơ quan trong doanh nghiệp. Theo quy định của Điều 22 của Luật doanh nghiệp 2005 thì nội dung của Điều lệ công ty như sau:
•    Nội dung về: Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.
•    Nội dung về ngành, nghề kinh doanh (hay còn gọi là lĩnh vực kinh doanh) của công ty.
•    Nội dung về vốn điều lệ, kèm theo đó là các cách thức tăng và giảm vốn điều lệ.
•    Nội dung về nhân than của chủ doanh nghiệp, bao gồm: Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
•    Nội dung về phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần.
•    Nội dung về Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần.
•    Các điều khoản quy định Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
•    Quy định về người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần( quy định về người có quyền đại diện cho công ty tong các giao dịch và trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
•    Các quy định về thể thức, nguyên tắc thông qua quyết định của các bộ phận có thẩm quyền trong công ty như Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc….;  các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong nội bộ(các chủ doanh nghiệp và các cơ quan trong công ty).
•    Quy định về các căn cứ và phương pháp xác định thanh toán thù lao, tiền lương và thưởng cho  những chức vụ quản lý trong công ty cũng như các thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
•    Các quy định về những trường hợp công ty mua lại phần vốn góp của thành viên/cổ đông công ty.
•    Các Điều khoản quy định về nguyên tắc và cách thức phân chia lợi nhuận sau thuế , cũng như xử lý lỗ trong trường hợp công ty kinh doanh.
•    Các quy định về các trường hợp giải thể, thủ tục giải thể và thanh lý tài sản còn lại của công ty.
•    Quy định về phương thức sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty.
•    Họ, tên, chữ ký của các chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ.
•    Các quy định khác do các chủ doanh nghiệp cụ thể hóa quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản luật khác.
Để đảm bảo thủ tục thành lập công ty được thực hiện nhanh chóng, hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải được "chuẩn hóa" . Do vậy các nội dung của Điều lệ công ty phải đảm bảo yếu tố “luật hóa”, có nghĩa là các điều khoản trong điều lệ công ty cần phải ngắn gọn, súc tích, mang tính khái quát cao để đảm bảo có thể thi hành và áp dụng sau khi thành lập doanh nghiệp.
Luật sư Hoàng Đức Anh – Công ty Luật Á Đông.
Nếu cần tư vấn thêm hãy gọi cho luật sư của chúng tôi theo số điện thoại 0904-253-822/04-66814111

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Thành lập chi nhánh, Văn phòng đại diện

Công ty Luật Á Đông chuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp thủ tục thành lập chi nhánh công ty, văn phòng đại diện nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp nhất.
I. Các dịch vụ thành lập chi nhánh, VPĐD của chúng tôi gồm:
1. Tư vấn về việc Thành lập chi nhánh công ty, thành lập văn phòng đại diện
- Tư vấn những quy định của pháp luật về việc Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Tư vấn mô hình, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động và điều hành;
- Tư vấn thiết lập mối quan hệ giữa trưởng văn phòng đại diện và các bộ phận trực thuộc;
- Tư vấn các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của trưởng chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Tư vấn những thủ tục Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Tư vấn các nội dung khác có liên quan.
2. Kiểm tra tính pháp lý của các yêu cầu
- Trên cơ sở các yêu cầu khách hàng chúng tôi sẽ kiễm tra tính pháp lý các yêu cầu đó;
- Nếu khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán với đối tác chúng tôi sẽ tham gia theo đúng yêu cầu;
- Đại diện khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
3. Hoàn tất các thủ tục Thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện
- Soạn hồ sơ đăng ký Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Đại diện nộp Hồ sơ đăng ký Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Đại diện theo dõi hồ sơ đã nộp;
- Đại diện nhận kết quả thành lập chi nhánh, VPĐD;
- Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;
II. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh bao gồm:
1. Thông báo lập chi nhánh, nội dung thông báo gồm:
a) Mã số doanh nghiệp;
b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
c) Tên chi nhánh dự định thành lập;
d) Địa chỉ trụ sở chi nhánh;
đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh;
e) Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu chi nhánh
g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
3. Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh;
Lưu ý: Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Quý khách muốn biết thêm chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hotline: 0904-253-822 (Luật sư Hoàng Đức Anh)

Công ty Luật Á Đông cam kết sẽ cung cấp cho Quý khách dịch vụ thành lập chi nhánh công ty, văn phòng đại diện uy tín, chuyên nghiệp, chi phí hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc kinh doanh của khách hàng.

Thành lập công ty TNHH



Với định hướng cung cấp các dịch vụ thành lập công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) cho doanh nghiệp kinh doanh quy mô vừa và nhỏ. Nếu bạn muốn TIẾT KIỆM được CHI PHÍ ngay từ lúc bắt đầu đăng ký kinh doanh, hãy đến với Công ty Luật Á Đông, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn trọn gói dịch vụ thành lập công ty TNHH 1 thành viênthành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, bạn sẽ hoàn toàn YÊN TÂM về tính CHÍNH XÁC và đúng với các nghiệp vụ quy định của nhà nước.
1. Thủ tục thành lập công ty TNHH:

 Thông tin công ty cần thiết trước khi thành lập.

    Tên Công ty.
    Địa chỉ (trụ sở) công ty.
    Vốn điều lệ và vốn pháp định.
    Danh sách ngành nghề kinh doanh của Công ty.
    Danh sách thành viên trong công ty.
    Người đại diện pháp luật của Công ty.

Giấy tờ sao y công chứng hợp lệ liên quan:

    Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu có chứng thực sao y.
    Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.
    Bản sao Chứng chỉ hành nghề.

2. Lệ phí dịch vụ thành lập công ty TNHH: Giấy phép, Dấu pháp nhân) : 2.000.000 VNĐ

3. Thời gian thực hiện:

    Giấy phép: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
    Dấu pháp nhân: 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Quý khách muốn biết thêm chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hotline: 0904- 253-822 hoặc 66814111 (Ls. Hoàng Đức Anh)

Công ty Luật Á Đông cam kết sẽ cung cấp cho Quý khách dịch vụ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH uy tín, chuyên nghiệp, chi phí hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc kinh doanh của khách hàng.

Thành lập công ty để… trấn lột ngư dân


Thành lập công ty để… trấn lột ngư dân

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá vừa phối hợp với Công an huyện Tĩnh Gia -- - cùng tỉnh Thanh Hóa bắt giữ Trương Văn Việt (tức Việt “dạ”, 30 tuổi), giám đốc Công ty TNHH Nam Hải tại xã Hải Bình, cùng 15 "tay chân" của tên này, vì có hành vi cưỡng đoạt tài sản công dân.

Theo cơ quan điều tra, Việt đã thành lập công ty TNHH Nam Hải từ năm 2011. Sau đó tên này đã núp dưới danh nghĩa giám đốc Công ty TNHH Nam Hải để tụ tập một ổ nhóm khoảng 20 người, đều là những tên côn đồ cộm cán có nhiều tiền án, tiền sự để “cai quản” khu vực neo đậu tàu thuyền ở các xã Hải Thanh, Hải Bình và cảng cá Lạch Bạng.

Tay chân của Việt thường xuyên mang theo dao, kiếm và các loại vũ khí thô sơ để đe doạ, khống chế các ngư dân đánh bắt hải sản, nhất là các ngư dân đến từ các tỉnh ngoài “ép giá” phân phối các sản phẩm ngư dân đánh bắt được khi cho các đại lý, nhà máy chế biến hải sản để hưởng lợi.

Thông thường, những kẻ này thường thu giá chênh lệch từ 2.000đ - 4.000đ/kg hải sản mà các đại lý thu mua được.

Bản chất của hình thức thu trái phép này là hành động ngang nhiên trấn lột, “cướp cơm” của bà con ngư dân.

Ngoài việc cướp đoạt tài sản của người dân,  nhóm này còn có các hoạt động phạm pháp khác như đánh bạc, tổ chức đánh bạc, cho vay nặng lãi, gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích…

Đây là hình thức cướp đoạt tài sản công dân  hiện đại nhất hiện nay - thành lập công ty để trấn lột.

Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục truy bắt các đối tượng còn lại trong “ công ty” tội phạm này.
Công ty Luật Á Đông sưu tầm

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Thành Lập Công ty gồm những công đoạn nào? Câu hỏi: Xin Quý công ty cho biết để thành lập xong công ty thì cần thực hiện công đoạn nào?

Thành Lập Công ty gồm những công đoạn nào?

Câu hỏi: Xin Quý công ty cho biết để thành lập xong công ty thì cần thực hiện công đoạn nào?
 (Hoàng Thúy Loan - loanthuyhoang@yahoo.com).
Trả lời: Công ty Luật Á Đông xin trả lời chị như sau:
Xét về các bước để hoàn thành việc thành lập công ty, việc thành lập công ty có bốn giai đoạn:

1.    Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

Trong giai đoạn này các chủ doanh nghiệp phải xem xét quyết định các thông sô, yếu tố của công ty mà mình định thành lập để từ đó có dữ liệu chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:
-    Điều lệ công ty (Căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp);
-    Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu theo quy định).
-    Danh sách cổ đông/thành viên ( mẫu theo quy định).
-    Bản sao – có chứng thực Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của các cổ đông/thành viên công ty.
-    Bản sao – có chứng thực chứng chỉ hành nghề (nếu ngành nghề kinh doanh có yêu cầu chứng chỉ hành nghề)

2.    Giai đoạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cơ quan nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/TP.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Tài liệu được cấp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (01 bản chính, 2-5 bản chứng thực tùy từng tỉnh/TP.

3.    Giai đoạn khắc con dấu pháp nhân (hay con gọi là dấu tròn).

Hồ sơ chuẩn bị: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chính, 01 bản copy có chứng thực.
Chứng minh thư nhân dân của người đi khắc dấu (thường là của người đại diện theo pháp luật.
Cơ quan nộp hồ sơ: Phòng quản lý trật tự xã hội thuộc Sở Công an của tỉnh/thành phố.
Thời hạn: 4 -7 ngày làm việc tùy tỉnh và thành phố.
Tài liệu được cấp:
-    01 con dấu pháp nhân (dấu tròn).
-    01 Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (bản chính).

4.    Giai đoạn hậu thành lập doanh nghiệp:

-    Đăng ký in hóa đơn hoặc đăng ký mua hóa đơn (tùy quy mô của doanh nghiệp). Thời hạn in hóa đơn thường là 3-5 ngày làm việc
-    Thông báo phát hành hóa đơn( hóa đơn giá trị gia tăng –VAT). Thời hạn là 15 ngày trước khi sử dụng hóa đơn.
-    Thực hiện các thủ tục kê khai các thủ tục thuế hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
Nếu bạn sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói của công ty Luật Á Đông, các luật sư của chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các công việc từ giai đoạn 1 –giai đoạn 4 với thời gian nhanh nhất theo mong muốn của bạn.
Luật sư Hoàng Đức Anh
thanhlapcongty24.blogspot.com

Thành lập công ty xong phải làm gì tiếp theo?

Câu hỏi: Xin luật sư cho biết sau khi thành lập công ty xong, chúng tôi phải làm gì?

Trả lời: Công ty Luật Á Đông xin cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý về thành lập doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời trực tiếp vào câu hỏi của bạn như sau:

 Các công việc bạn cần thực hiện sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh cho công ty của bạn là:
Để không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý do "vi phạm hành chính" đối với các nghĩa vụ được quy định tại Luật doanh nghiệp thì trong thời hạn10 ngày kể từ khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty của bạn phải:
- Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp (trên phương tiện thông tin đại chúng trong 3 kỳ liên tục);
- Treo bảng hiệu tên công ty tại trụ sở chính;
- Kê khai và nộp thuế môn bài;
Ngoài ra, tùy vào thời hạn của từng kỳ khai thuế, (các kỳ kê khai theo tháng, quý, năm), công ty bạn phải thực hiện báo cáo thuế tại chi cục thuế như sau:
- Thực hiện các thủ tục pháp lý ban đầu tại chi cục thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính (Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng; Kê khai hình thức kế toán; …. );
- Đăng ký mua hoặc in hóa đơn (đăng ký mẫu hóa đơn đặt in)
- Kê khai và nộp thuế Giá trị gia tăng (VAT) hàng tháng.
- Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý.
- Nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm.
- Lập báo cáo tài chính năm (thời hạn là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính - 31/12).
- Nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân bán niên.
Luật sư HoàngĐức Anh
thanhlapcongty24.blogspot.com